Nghề làm mộc là một trong những ngành nghề có tính đặc thù và đòi hỏi tính chất nghề nghiệp khá cao. Đi kèm với sự phát triển của đất nước Nhật bản, hàng loạt những công trình kiến trúc lớn và hiện đại nhưng vẫn giữ nét truyền thống ra đời. Do đó, thị trường lao động nơi đây luôn rộng mở chào đón những người muốn đi sang Nhật làm việc.
Bên cạnh đó, các đơn hàng làm mộc ở Nhật cũng không có những yêu cầu quá khắt khe đối với người lao động:
Thông thường, nghề mộc chia làm 3 lĩnh vực chính: mộc xây dựng, mộc cốp pha và mộc nội thất.
Đặc thù của nghề làm mộc ở Nhật là làm trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả mộc xây dựng. Bên cạnh việc thi công gỗ như gia công, lắp ráp, thi công để hoàn thiện kế hoạch thì người lao động phải thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu xây dựng như kim loại, nhựa, sứ,…
Ngoài ra, người lao động cũng phải làm các công việc khác trong các nhà máy sản xuất để tạo như các sản phẩm từ mộc như khung cửa, gỗ ép để ốp sàn.
Để đáp ứng được tính chất công việc, người lao động cần phải có những kiến thức về đặc tính của vật liệu xây dựng, chất kết dính,.. Đồng thời, còn phải biết cách sử dụng, thậm chí là thành thạo các công cụ như bào, dụng, công cụ gia công,.. của nghề thợ mộc.
Đây cũng là công việc vất vả, thường xuyên phải làm việc cả ở ngoài trời lẫn trong nhà. Vậy nên nếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ công việc. Vì thế, nếu muốn làm việc trong ngành mộc xây dựng tại Nhật bản, bạn không nên ngại khó, ngại khổ hay không thích làm những công việc gò bó trong xưởng.
Mộc cốp pha ở Nhật bản chủ yếu làm những công việc liên quan đến cốp pha xây dựng. Các công việc liên quan đến nghề này phải kể đến như:
Để có thể gắn bó với nghề mộc cốp pha, đòi hỏi người lao động phải chú ý các kiến thức về đọc bản vẽ kỹ thuật, sử dụng các máy móc, công cụ đo đạc như máy khoan, máy cưa hay hiểu biết về quy trình xây dựng cốp pha và kỹ thuật đổ bê tông.
Ngoài ra, để làm việc trong môi trường này, bạn cũng cần phải có chí cầu tiến, tính chính xác và tỉ mỉ .
Làm mộc nội thất tại Nhật Bản là việc tạo ra các sản phẩm dùng trong nhà và văn phòng hay lắp ghép nhà kiểu gỗ tại Nhật. Ngày nay, với sự phát triển của cơ giới hóa, người làm mộc sẽ không cần phải đục, đẽo hay cưa như trước mà có sự giúp đỡ của máy móc.
Tùy thuộc vào phương pháp và nguyên vật liệu khác nhau sẽ cho ra các sản phẩm nội thất khác nhau. Đồ nội thất loại hộp gồm có tủ kệ, kệ sách, tủ có ngăn kéo,.. Đồ nội thất có chân gồm có bàn, ghế, bàn ăn,..
Nhiệm vụ chính của người lao động làm mộc nội thất là gia công, lắp ráp bằng keo hoặc vít ốc, hoàn thiện các bộ phận và sơn bọc để trang trí tạo tính thẩm mĩ và độ bền cho sản phẩm.
Do nhu cầu tuyển dụng ngành mộc tại Nhật Bản ngày càng lớn, vậy nên các tiêu chí đặt ra cho đơn hàng cũng không quá khắt khe. Chỉ cần đáp ứng những yêu cầu dưới đây:
Sức khỏe tốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Ngoài ra, một số đơn hàng chấp nhận cả thực tập sinh có hình xăm hay mắc rối loạn sắc giác.
Đối với hồ sơ cho đơn hàng mộc để đi XKLĐ cần chuẩn bị:
Trước khi trúng tuyển | Sau khi trúng tuyển |
Giấy khám sức khỏe. | Hộ chiếu đi Nhật |
Giấy xác nhận dân sự tại công an nơi cư trú. | Sổ hộ khẩu photo công chứng 2 bản |
Sơ yếu lý lịch. | Bản cam kết tham gia chương trình thực tập tại Nhật. |
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND xã/ phường nơi cư trú cấp. | Bản cam kết của người lao động. |
Bằng tốt nghiệp cấp cao nhất. | |
Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và thẻ căn cước công dân. | |
Ảnh hồ sơ đi Nhật (ảnh 4×6, nền trắng, áo sơ mi gọn gàng, nam thắt cavat). |
Hy vọng bài viết trên đây có giúp bạn có thêm cái nhìn về làm mộc ở Nhật. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà nghề mộc cũng có những yêu cầu khác nhau. Nhìn chung, đây là một ngành nghề tiềm năng và luôn cần lượng lớn người lao động tới làm việc.
Nếu bạn thấy hứng thú và có ý định tham gia XKLĐ với nghề mộc, hãy liên hệ ngay với VINACOHR để được tư vấn và giải đáp ngay nhé!
Đánh giá