logo
banner-221

HOTLINE

0919654476

banner-3-124x350

Kỹ thuật viên bảo trì tòa nhà

ky-thuat-vien-bao-tri-toa-nha-7

Chúng tôi đang tìm Kỹ thuật viên bảo trì để tham gia các đơn hàng của VINACOHR tại thị trường việc làm Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Ả Rập Xê Út.

Bảo trì tòa nhà là gì?

Bảo trì tòa nhà là một hoạt động được diễn ra thường xuyên, định kỳ, nằm trong chuỗi hoạt động quản lý và vận hành tòa nhà. Hoạt động này nhằm mục đích tăng tuổi thọ cho tòa nhà cùng các trang thiết bị, giúp tòa nhà phát huy tối đa hiệu quả khi vận hành. 

Bảo trì tòa nhà gồm có bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà và bảo trì các công trình xây dựng.

Nhân viên bảo trì là gì?

Nhân viên bảo trì là người chịu trách nhiệm các loại máy móc,  thiết bị làm việc và các loại tài sản khác của công ty, doanh nghiệp. Họ sẽ cần kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa chúng. Nhân viên bảo trì có trách nhiệm trong việc đảm bảo cho máy móc, trang thiết bị và các tài sản khác tại nhà hàng, khách sạn trong tình trạng ổn định, có hiệu suất cao để giảm thiểu chi phí vận hành (sửa chữa, thay mới) cho công ty, doanh nghiệp,...


ky-thuat-vien-bao-tri-toa-nha-1


Ngoài ra, công việc thường ngày của nhân viên bảo trì còn có thể bao gồm việc trực các cuộc gọi báo cáo về sự cố hỏng hóc thiết bị cũng như đưa ra cách hướng dẫn giải quyết cho những sự cố đó. Đối với các vấn đề sự cố lớn, nhân viên bảo trì cũng cần thực hiện báo cáo để nhà quản trị nắm bắt thông tin cũng như xem xét thuê các nhân viên chuyên nghiệp bên ngoài doanh nghiệp khi cần thiết. 

Lên kế hoạch bảo trì - bảo dưỡng

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên bảo trì là lập kế hoạch bảo trì - bảo dưỡng. Công việc này được lên kế hoạch định kỳ với mục đích bảo đảm các thiết bị, máy móc nơi mình làm việc được bảo trì theo đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi làm việc.

Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng

Nhân viên bảo trì phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, máy móc tại nơi làm việc. Họ còn là người tiếp nhận các phản hồi, thông báo về lỗi máy móc, lỗi thiết bị từ các bộ phận, từ đó lên phương án xử lý và tiến hành sửa chữa, giải quyết những lỗi đó một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Ngoài nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng, nhân viên bảo trì còn có nhiệm vụ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc máy móc, thiết bị hư hỏng và lên các phương án phòng ngừa, khắc phục. Nhân viên bảo trì thường phải thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị theo định kỳ, các đầu công việc bao gồm vệ sinh máy móc, bơm dầu mỡ, thay mới các linh kiện hư hỏng,... 


ky-thuat-vien-bao-tri-toa-nha-2


Hỗ trợ lắp đặt thiết bị

Bên cạnh những đầu công việc chính như sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nhân viên bảo trì còn thực hiện việc hỗ trợ nhân viên các bộ phận lắp đặt, vận hành thử các thiết bị, máy móc nơi mình làm việc. Họ có trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình lắp đặt những thiết bị, máy móc mới để nắm được tình hình, tình trạng vận hành của thiết bị đó, giúp việc quản lý và bảo trì thiết bị sát sao và hiệu quả hơn. 

Thực hiện một số công việc khác

Bên cạnh các công việc kỹ thuật, nhân viên bảo trì cũng có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý hệ thống máy móc, thiết bị mà mình chịu trách nhiệm tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, công việc của nhân viên bảo trì còn bao gồm hướng dẫn và giúp đỡ những nhân viên mới làm quen với công việc. Họ còn cần tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tay nghề và năng lực làm việc. Ngoài ra, nhân viên bảo trì nên chủ động đề xuất những giải pháp sáng tạo, nâng cao hiệu quả công việc, phối hợp với những chuyên gia khác trong quá trình sửa chữa.


ky-thuat-vien-bao-tri-toa-nha-3


Nhiệm vụ của một nhân viên bảo trì

Về cơ bản, nhiệm vụ của vị trí này như sau:

  • Theo dõi quá trình vận hành của máy móc, thiết bị
  • Chủ động kiểm tra hệ thống thiết bị được phụ trách để kịp thời phát hiện hư hỏng, sai sót
  • Lên kế hoạch sửa chữa, bảo trì để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, sinh hoạt
  • Kiểm tra bất chợt, đột xuất thiết bị để chỉnh sửa nhanh chóng
  • Lắp đặt thiết bị, máy móc
  • Đưa ra đề xuất thay thế thiết bị
  • Với người làm lâu năm sẽ được dẫn dắt, chỉ dạy nhân viên mới
  • Viết báo cáo gửi lên cấp trên
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên. 


ky-thuat-vien-bao-tri-toa-nha-4

Yêu cầu tuyển dụng nhân viên bảo trì

Bằng cấp, chứng chỉ hành nghề

Công việc của nhân viên bảo trì yêu cầu ứng viên có bằng Cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành Điện, Điện tử - Điện lạnh, Cơ khí, Kỹ thuật,... và sở hữu chứng chỉ hành nghề bảo trì. Đồng thời, có kiến thức về tiêu chuẩn OSHA (tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của một tổ chức được đề ra nhằm bảo vệ con người trong quá trình làm việc), thành thạo các công cụ sửa chữa và bảo trì để có thể đánh giá chính xác tình trạng trang thiết bị nhằm đưa ra đề xuất, giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống điện.
Hầu hết nhà tuyển dụng đều tìm kiếm ứng viên có kinh nghiệm làm việc, từng đảm nhận vị trí việc làm tương đương như sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, công trình. Việc có kinh nghiệm làm việc lâu năm sẽ nâng cao lợi thế trúng tuyển và dễ dàng hơn trong việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng.

Am hiểu kỹ thuật

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, ứng viên còn cần am hiểu về máy móc thiết bị và quy trình bảo dưỡng, sửa chữa. Điều này sẽ đảm bảo họ thực hiện công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dựa trên kiến thức chuyên môn đã có, ứng viên cần vận dụng chúng vào việc trải nghiệm thực tế để có sự am hiểu nhất định về kỹ thuật.


ky-thuat-vien-bao-tri-toa-nha-5


Có sức khỏe, chịu được áp lực

Công việc bảo trì được đánh giá là khá vất vả về mặt thể chất nên những người theo đuổi nghề này cần có sức khỏe tốt. Vì tính chất công việc nên có thể họ phải di chuyển nhiều cũng như leo trèo trên cao.
Đây cũng là vị trí thường xuyên phải chịu áp lực công việc vì độ khó trong cách bảo trì, lắp đặt của một số loại máy móc. Chưa kể trong nhiều trường hợp, các thiết bị đều xảy ra hư hỏng cùng lúc yêu cầu họ phải sửa chữa nhanh chóng để quá trình vận hành không bị gián đoạn nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Có một số loại máy móc rất khó bắt bệnh và sửa mãi vẫn không thể hoạt động trơn tru. Đó chính là những lý do vì sao ứng viên cần có sức khỏe tốt và chịu được áp lực cao trong công việc.

Giải quyết vấn đề cẩn thận

Nhân viên bảo trì chính là người tìm ra nguyên nhân của sự cố máy móc, thiết bị và cũng là người trực tiếp giải quyết, khắc phục chúng. Sở hữu kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả sẽ giúp họ đáp ứng tốt công việc bảo trì, sửa chữa.
Quá trình bảo dưỡng, sửa chữa luôn gặp nhiều vấn đề phức tạp và yêu cầu sự chính xác nên người làm vị trí này cần sự cẩn trọng. Với nhiều ca bệnh khó, yêu cầu họ phải hết sức tỉ mỉ và nhanh nhạy để phát hiện ra vấn đề tránh khiến chúng trở nên trầm trọng hơn, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.


ky-thuat-vien-bao-tri-toa-nha-6


Sự linh hoạt

Nhiệm vụ cụ thể mỗi ngày của người bảo trì sẽ khác nhau, họ có thể được yêu cầu sửa chữa thiết bị, tìm hiểu thông tin của loại máy móc mới hay thậm chí là tham gia các buổi gặp mặt để giải trình các vấn đề về kỹ thuật. Tính chất công việc như thế yêu cầu họ phải là người nhạy bén, linh hoạt để ứng biến tốt trong mọi tình huống cũng như hoàn thành tốt công việc được giao.
Ngoài những kỹ năng trên, để tăng cơ hội lọt vào “ mắt xanh” của nhà tuyển dụng, ứng viên nên trau dồi thêm một số kỹ năng như: kỹ năng làm việc nhómquản lý thời gian, biết cách lập kế hoạch hiệu quả, luôn có thái độ học hỏi, cầu tiến,...

Đánh giá

banner-2-124x350
Copyrights © 2024 by VINACOHR